Sau nhiều tin rò rỉ và nhá hàng, cuối cùng thì Yamaha cũng thêm một biến thể MT-09 nữa vào dòng xe này. Chiếc xe mới được trang bị hệ thống truyền động bằng tay tự động (Yamaha Automated Manual Transmission – Y-AMT). Đây là mẫu xe đầu tiên được trang bị công nghệ này của Yamaha, và sẽ gia nhập danh sách những chiếc xe có cùng tính năng tương tự như BMW R 1300 GS Adventure hay dòng 650cc của Honda với E-Clutch.Phiên bản MT-09 có Y-AMT, có ốp ở hai bên ngay phía sau xi lanh động cơ, không có tay côn và không có cần số.MT-09 bình thường, có cần số và tay côn.
Về ngoại hình, MT-09 Y-AMT không khác gì so với phiên bản có cần số và tay côn. Sự khác biệt rõ nhất là phiên bản Y-AMT không có… tay côn và cần số. MT-09 Y-AMT có hai mô tơ điện nhỏ, được đặt ngay phía sau động cơ. Hai mô tô này được bảo vệ bởi những miếng ốp ở cả hai bên. Mô tơ bên phải kiểm soát ly hợp, trong khi đó, mô tơ bên phải thực hiện việc chuyển số. Bộ kiểm soát truyền động điều khiển các mô tơ điện này, tính toán chế độ lái, tốc độ quay động cơ, vị trí bướm ga và góc nghiêng khi chuyển số. Nguyên hệ thống Y-AMT này nặng 2,8 kg.
Về ngoại hình, MT-09 Y-AMT không khác gì so với phiên bản có cần số và tay côn. Sự khác biệt rõ nhất là phiên bản Y-AMT không có… tay côn và cần số. MT-09 Y-AMT có hai mô tơ điện nhỏ, được đặt ngay phía sau động cơ. Hai mô tô này được bảo vệ bởi những miếng ốp ở cả hai bên. Mô tơ bên phải kiểm soát ly hợp, trong khi đó, mô tơ bên phải thực hiện việc chuyển số. Bộ kiểm soát truyền động điều khiển các mô tơ điện này, tính toán chế độ lái, tốc độ quay động cơ, vị trí bướm ga và góc nghiêng khi chuyển số. Nguyên hệ thống Y-AMT này nặng 2,8 kg.
Dù việc chuyển số được thực hiện tự động, nếu thích thì người chạy vẫn có thể chuyển số bằng tay nếu thích. Bởi vì chuyển số được kiểm soát điện tử, Yamaha có thể thay thế cần số được thao tác bằng chân bằng nút bấm được thao tác bằng ngón tay trên ghi đông trái. Công tắc này có thiết kế dạng bập bênh, với một nút phía trước có dấu cộng và một nút phía sau có dấu trừ. Bấm dấu cộng nghĩa là lên số, bấm dấu trừ là xuống số. Thiết kế dạng bập bênh này có nghĩa là người lái có thể dùng ngón trỏ và ngón cái để chuyển số, hoặc nếu thích thì chỉ dùng ngón trỏ.
Yamaha nói rằng chuyển số bằng tay nhanh hơn và cần ít sự tập trung hơn so với việc chuyển số bằng bàn chân, cho phép người lái chú ý vào việc kiểm soát ga và thắng, góc nghiêng, vị trí cơ thể và độ bám của lốp. Ý tưởng này của Yamaha chắc sẽ mất thời gian để cộng đồng biker làm quen.
Nếu anh em muốn giao phó toàn bộ cho hệ thống điện tử kiểm soát việc sang số, Y-AMT có hai chế độ tự động. Chế độ D được tối ưu để dùng với tốc độ động cơ thấp, hữu ích với hoàn cảnh chạy xe trong thành phố. Trong khi đó, chế độ D+ ưu tiên phong cách chạy thể thao, ưu tiên tua máy cao để cho động cơ bung tỏa sức mạnh.
Ngoài sự thay đổi về ly hợp và truyền động, MT-09 Y-AMT không khác gì so với phiên bản sang số truyền thống. Vẫn là động cơ CP3 890cc, khung sườn Deltabox, phuộc 41mm, cùng với đó là hệ thống điện tử với nhiều công nghệ hỗ trợ người lái. Nhiều khả năng Yamaha sẽ mang công nghệ này lên các mẫu xe động cơ CP3 khác, như là XSR900, Tracer 9 GT và Niken GT. Những mẫu sử dụng động cơ CP2 như MT-07 cũng là những ứng cử viên tiềm năng cho Y-AMT.
Anh em có thích chạy xe côn tay mà không có tay côn và cần số không? Bình luận bên dưới nha.
Theo Yamaha.
Nguồn: Tinhte.vn