Tuyên bố có phần đi ngược lại tất cả những gì đã xảy ra trong vài tháng qua, trong scandal lỗi microcode cấp điện gây hư hại cho những chip CPUIntel Core thế hệ thứ 13 và 14 đến từ Puget Systems, một trong những đơn vị lắp ráp máy tính workstation phục vụ cá nhân và doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
Họ vừa tung ra dữ liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ chip Intel Core thế hệ 13 và 14 họ trang bị trong những dàn workstation bán ra thị trường hư hỏng chỉ hơn 2%. Con số này đối với hai thế hệ CPU kiến trúc Zen 3 và Zen 4, tên thương mại là Ryzen 5000 và 7000 series là hơn 4%. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở tuyên bố này thì sẽ không nhìn ra được toàn bộ cục diện tình hình độ bền vận hành những chip xử lý tiêu dùng hiệu năng cao thế hệ mới hiện tại.
Dù vậy, cũng có một điều rõ ràng là dữ liệu Puget Systems công bố sẽ khiến nhiều người bất ngờ, đặc biệt là giữa thời điểm sự cố với chip Core 13th/14th Gen cùng bo mạch chủ chipset đầu 7 và đầu 8 vẫn chưa có cách giải quyết tận gốc, còn những chip đã thể hiện tình trạng hư hại die silicon thì không có bản vá nào sửa được, chỉ có cách đem bảo hành đổi chip mới:
Họ vừa tung ra dữ liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ chip Intel Core thế hệ 13 và 14 họ trang bị trong những dàn workstation bán ra thị trường hư hỏng chỉ hơn 2%. Con số này đối với hai thế hệ CPU kiến trúc Zen 3 và Zen 4, tên thương mại là Ryzen 5000 và 7000 series là hơn 4%. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở tuyên bố này thì sẽ không nhìn ra được toàn bộ cục diện tình hình độ bền vận hành những chip xử lý tiêu dùng hiệu năng cao thế hệ mới hiện tại.
Dù vậy, cũng có một điều rõ ràng là dữ liệu Puget Systems công bố sẽ khiến nhiều người bất ngờ, đặc biệt là giữa thời điểm sự cố với chip Core 13th/14th Gen cùng bo mạch chủ chipset đầu 7 và đầu 8 vẫn chưa có cách giải quyết tận gốc, còn những chip đã thể hiện tình trạng hư hại die silicon thì không có bản vá nào sửa được, chỉ có cách đem bảo hành đổi chip mới:
Trái ngược hoàn toàn là các nhà phát triển game trên toàn thế giới. Những studio phát triển game công bố tỷ lệ báo lỗi từ hệ thống PC của cộng đồng gamer cho biết, quá trình chơi game với tác vụ giải nén dữ liệu từ ổ cứng đưa vào CPU và GPU, tỷ lệ lỗi trên chip Intel Core 13th và 14th Gen dao động từ 50 tới 100%, tức là có trò chơi cứ vận hành trên những con chip thế hệ mới nhất của Intel là chắc chắn sẽ bị crash.
Một thông tin bất ngờ hơn đối với anh em, chính là việc Puget Systems cho biết, dữ liệu được khách hàng của họ cung cấp cho thấy, tỷ lệ workstation phục vụ công việc trang bị chip Intel Core thế hệ 11, tức là kiến trúc Rocket Lake thậm chí còn có tỷ lệ lỗi và crash phần mềm, HĐH cao hơn cả thế hệ 13 và 14.
Những thông tin và số liệu kể trên được Puget Systems công bố kèm theo thông tin chính thức về việc họ và Intel kéo dài thêm 3 năm bảo hành CPU cho những hệ thống trang bị chip Core thế hệ 13 và 14. Việc Intel kéo dài thời gian bảo hành chính hãng từ 2 lên 5 năm đã được công bố từ cuối tuần trước.
Tuyên bố của Puget Systems cũng khiến cộng đồng có phần yên lòng, vì khi Intel đưa ra tuyên bố chính thức vào cuối tuần vừa rồi, họ chỉ đề cập tới việc tăng thời gian bảo hành cho CPU có hộp bán lẻ cho người tiêu dùng. Còn những CPU dạng “tray” không kèm hộp hay tản nhiệt, được Intel bán ra cho những đối tác lắp ráp máy tính cá nhân như Puget thì chưa có thông tin cho tới khi đơn vị này đưa ra tuyên bố chính thức.
Điều này đồng nghĩa với việc, rất có khả năng mọi nhà sản xuất và lắp ráp máy tính cá nhân khác cũng sẽ công bố tăng thời gian bảo hành CPU trong những dàn PC trang bị chip Intel Core thế hệ 13 và 14 trong những ngày tới.
Nhắc lại câu chuyện của Raptor Lake, Intel Core 11th Gen. Thông tin Puget đưa ra, tỷ lệ lỗi chip Raptor Lake lên tới 7% trong những hệ thống workstation phục vụ công việc, xử lý hiệu năng cao cũng có thể khiến nhiều người bất ngờ. Lý do là cũng không mấy khi nghe thấy lỗi liên quan tới thế hệ chip xử lý này, nên cũng không rõ nguyên nhân và liệu Intel đã giải quyết vấn đề liên quan tới Raptor Lake trong những dàn máy tính phục vụ công việc hay chưa.
Một thông tin bất ngờ hơn đối với anh em, chính là việc Puget Systems cho biết, dữ liệu được khách hàng của họ cung cấp cho thấy, tỷ lệ workstation phục vụ công việc trang bị chip Intel Core thế hệ 11, tức là kiến trúc Rocket Lake thậm chí còn có tỷ lệ lỗi và crash phần mềm, HĐH cao hơn cả thế hệ 13 và 14.
Những thông tin và số liệu kể trên được Puget Systems công bố kèm theo thông tin chính thức về việc họ và Intel kéo dài thêm 3 năm bảo hành CPU cho những hệ thống trang bị chip Core thế hệ 13 và 14. Việc Intel kéo dài thời gian bảo hành chính hãng từ 2 lên 5 năm đã được công bố từ cuối tuần trước.
Tuyên bố của Puget Systems cũng khiến cộng đồng có phần yên lòng, vì khi Intel đưa ra tuyên bố chính thức vào cuối tuần vừa rồi, họ chỉ đề cập tới việc tăng thời gian bảo hành cho CPU có hộp bán lẻ cho người tiêu dùng. Còn những CPU dạng “tray” không kèm hộp hay tản nhiệt, được Intel bán ra cho những đối tác lắp ráp máy tính cá nhân như Puget thì chưa có thông tin cho tới khi đơn vị này đưa ra tuyên bố chính thức.
Điều này đồng nghĩa với việc, rất có khả năng mọi nhà sản xuất và lắp ráp máy tính cá nhân khác cũng sẽ công bố tăng thời gian bảo hành CPU trong những dàn PC trang bị chip Intel Core thế hệ 13 và 14 trong những ngày tới.
Nhắc lại câu chuyện của Raptor Lake, Intel Core 11th Gen. Thông tin Puget đưa ra, tỷ lệ lỗi chip Raptor Lake lên tới 7% trong những hệ thống workstation phục vụ công việc, xử lý hiệu năng cao cũng có thể khiến nhiều người bất ngờ. Lý do là cũng không mấy khi nghe thấy lỗi liên quan tới thế hệ chip xử lý này, nên cũng không rõ nguyên nhân và liệu Intel đã giải quyết vấn đề liên quan tới Raptor Lake trong những dàn máy tính phục vụ công việc hay chưa.
Đương nhiên, giống như mọi dữ liệu tổng hợp tình trạng hư hỏng chip xử lý không phải do hãng tự cung cấp, dữ liệu mà Puget Systems đưa ra luôn cần cân nhắc cẩn trọng. Đương nhiên không bao giờ có chuyện Intel hay AMD tự nguyện công bố số liệu tỷ lệ chip hư hỏng trong những hệ thống máy tính trang bị CPU của họ. Nên thành ra vẫn cần dựa vào dữ liệu của Puget hay các đơn vị khác. Nhưng lý do phải cân nhắc dữ liệu của Puget, là vì họ không sử dụng toàn bộ dàn sản phẩm của từng thế hệ chip xử lý, và cũng tinh chỉnh xung nhịp CPU vận hành theo kiểu khác so với profile gốc của Intel khi sản phẩm bán lẻ tới người tiêu dùng.
Đối với khía cạnh đầu tiên, Puget ghi chú rõ, họ chỉ bán những dàn máy workstation trang bị chip Core i7-XX700K và Core i9-XX900K, nên tỷ lệ hư hỏng chỉ tính riêng trên hai SKU này của từng thế hệ CPU Intel. Trùng hợp là tỷ lệ những chip cao cấp nhất thế hệ Core 13 và 14 hư hỏng cũng được cho là cao nhất, dựa trên phản hồi của người tiêu dùng.
Còn về xung nhịp vận hành chip xử lý, Puget cho biết kể từ năm 2017 họ đã ngừng tin vào profile cấp điện và xung nhịp vận hành CPU của cả AMD lẫn Intel. Mọi hệ thống workstation Puget lắp ráp đều chạy tùy chỉnh BIOS của riêng họ, dựa trên hướng dẫn vận hành CPU của AMD và Intel, với những con số có phần bảo thủ hơn so với những tùy chọn ép xung mạnh tay, nhờ đó đảm bảo độ bền và mức độ tin cậy của hệ thống khi làm việc trong thời gian dài. Theo Puget, có lẽ chính lý do này khiến tỷ lệ lỗi chip Core 13 và 14 không cao như những mảng khác trong ngành công nghệ, game chẳng hạn.
Anh em hãy để ý biểu đồ ở trên. Đó là tổng hợp những lần CPU Intel gặp trục trặc nhưng được Puget phát hiện ngay ở trụ sở công ty (shop), và những lần khách hàng báo cáo gặp trục trặc CPU (field). Tuyên bố được Puget đưa ra là, kể từ sau thế hệ chip Core 11th Gen, Raptor Lake, Puget ghi nhận báo cáo của khách hàng về tỷ lệ CPU Intel hư hỏng cao bất thường với hai thế hệ chip 13 và 14.
Chủ tịch Puget System, ông Jon Bach cho biết: “Chúng tôi nhìn thấy mọi trường hợp chip gặp sự cố hư hỏng đều xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ khi khách hàng nhận máy, tức là trong tương lai gần, dự đoán của chúng tôi là tỷ lệ chip lỗi sẽ tăng lên, ngay cả sau khi Intel cập nhật bản vá microcode để điều chỉnh lại điện áp cấp cho CPU.”
Đối với khía cạnh đầu tiên, Puget ghi chú rõ, họ chỉ bán những dàn máy workstation trang bị chip Core i7-XX700K và Core i9-XX900K, nên tỷ lệ hư hỏng chỉ tính riêng trên hai SKU này của từng thế hệ CPU Intel. Trùng hợp là tỷ lệ những chip cao cấp nhất thế hệ Core 13 và 14 hư hỏng cũng được cho là cao nhất, dựa trên phản hồi của người tiêu dùng.
Còn về xung nhịp vận hành chip xử lý, Puget cho biết kể từ năm 2017 họ đã ngừng tin vào profile cấp điện và xung nhịp vận hành CPU của cả AMD lẫn Intel. Mọi hệ thống workstation Puget lắp ráp đều chạy tùy chỉnh BIOS của riêng họ, dựa trên hướng dẫn vận hành CPU của AMD và Intel, với những con số có phần bảo thủ hơn so với những tùy chọn ép xung mạnh tay, nhờ đó đảm bảo độ bền và mức độ tin cậy của hệ thống khi làm việc trong thời gian dài. Theo Puget, có lẽ chính lý do này khiến tỷ lệ lỗi chip Core 13 và 14 không cao như những mảng khác trong ngành công nghệ, game chẳng hạn.
Anh em hãy để ý biểu đồ ở trên. Đó là tổng hợp những lần CPU Intel gặp trục trặc nhưng được Puget phát hiện ngay ở trụ sở công ty (shop), và những lần khách hàng báo cáo gặp trục trặc CPU (field). Tuyên bố được Puget đưa ra là, kể từ sau thế hệ chip Core 11th Gen, Raptor Lake, Puget ghi nhận báo cáo của khách hàng về tỷ lệ CPU Intel hư hỏng cao bất thường với hai thế hệ chip 13 và 14.
Chủ tịch Puget System, ông Jon Bach cho biết: “Chúng tôi nhìn thấy mọi trường hợp chip gặp sự cố hư hỏng đều xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ khi khách hàng nhận máy, tức là trong tương lai gần, dự đoán của chúng tôi là tỷ lệ chip lỗi sẽ tăng lên, ngay cả sau khi Intel cập nhật bản vá microcode để điều chỉnh lại điện áp cấp cho CPU.”
Kế đến, là so sánh với tỷ lệ chip CPU hỏng hóc thuộc hai thế hệ sản phẩm Ryzen 5000 và Ryzen 7000 series của AMD, dựa trên kiến trúc Zen 3 và Zen 4. Như đã nói, bất ngờ nằm ở đoạn, chip Raptor Lake 11th Gen của Intel có tỷ lệ lỗi hỏng cao hơn hẳn so với hai thế hệ chip mới nhất hiện giờ của AMD. Thế nhưng những con chip như 13700K, 13900K hay 14900K trong những hệ thống Puget lắp ráp lại có tỷ lệ lỗi thấp hơn cả AMD Ryzen. Lý do có lẽ được mô tả ở trên, với xung nhịp vận hành CPU trong BIOS được Puget điều chỉnh riêng.
Giờ là câu chuyện anh em thống kê quan tâm. Tần số mẫu của Puget Systems cao cỡ nào mà đem ra lấy làm số liệu được?
Theo chủ tịch Bach: “Chúng tôi không có doanh số quá lớn, nhưng có lẽ đủ để có liên quan về mặt thống kê. Con số chính xác hàng tháng có thể thay đổi, nhưng ước tính mỗi tháng nếu chỉ tính riêng AMD Ryzen và Intel Core, không tính AMD Threadripper và Intel Xeon, doanh số của chúng tôi rơi vào khoảng 200 dàn máy. Thông thường doanh số máy workstation trang bị chip Core sẽ cao hơn nhiều so với doanh số máy Ryzen, tỷ lệ khoảng 80/20. Nhưng riêng trong năm 2021 thì tỷ lệ máy trang bị AMD Ryzen chúng tôi bán ra lại nhiều hơn vì khi ấy nó là một sản phẩm thực sự vô cùng cạnh tranh. Năm ấy, doanh số workstation lắp AMD Ryzen bán ra thị trường cao hơn toàn bộ những dàn máy trang bị AMD Epyc, Threadripper và Intel Xeon cộng lại của chúng tôi.”
Một yếu tố khác, tỷ lệ hư hỏng chip Ryzen 5000 và 7000 series cao, nhưng chúng ra mắt lần lượt vào năm 2020 và 2022, số lượng dàn máy bán ra cũng đã lâu và nhiều, nên tỷ lệ hư hỏng cũng tương ứng. Còn Core 13th và 14th Gen thì ra mắt năm 2022 và 2023, thời gian ra mắt thị trường cũng ngắn hơn.
Những dữ liệu gần đây cho thấy, CPU Intel thế hệ 13 đang có “tỷ lệ hư hỏng đều và tăng dần”, còn thế hệ 14 thì có tình trạng hư hỏng tăng đột biến trong những tháng vừa rồi.
Ông Bach cho biết: “Đặt số liệu này vào ngữ cảnh, có thể thấy tỷ lệ hư hỏng của chip Core 13 và 14 có tăng, nhưng chưa đến ngưỡng thảm họa. Vấn đề cần lo ngại hiện giờ không phải là tỷ lệ hư hỏng đã ghi nhận, mà là độ bền về lâu dài của những CPU ấy. Nếu nhận định là đúng, thì trong tương lai tỷ lệ CPU thế hệ 14 hư hỏng cũng sẽ tăng, tạo ra vấn đề đau đầu hơn đối với tất cả mọi người, và là thứ chúng tôi sẽ để ý thật kỹ.”
Vấn đề đối với tất cả những người khác đang sử dụng PC trang bị chip Core thế hệ 13 và 14, là họ đều không được vận hành chip với tùy chỉnh BIOS của Puget Systems tạo ra và áp dụng. Trái lại, hầu hết đều dùng những bo mạch chủ gaming cao cấp với Core i7 và Core i9, với điện áp đầu vào cấp cho CPU cao đột biến để tạo ra hiệu năng gaming cao nhất có thể, từ đó dẫn tới tình trạng hư hại đối với die silicon của con chip.Theo Tom’s Hardware
Nguồn: Tinhte.vn