Vì sao xe hơi có hệ thống phanh khẩn cấp chủ động vẫn xảy ra tai nạn

Hệ thống phanh khẩn cấp chủ động là một hệ thống có thể tự phanh chiếc xe khi phán đoán tình huống va chạm có thể xảy ra, chúng hoạt động dựa trên các hệ thống camera để nhận diện vật thể, Radar Microwave để đo khoảng cách (có hãng không cần dùng Radar nữa) và hệ thống máy tính để tính toán khả năng va chạm với vật thể phía trước. Khi loại bỏ yếu tố lỗi phần mềm hệ thống hoặc yếu tố ngoại quan tác động vào như mưa bão hay hệ thống bị che khuất thì khả năng xảy ra tai nạn bởi hệ thống không hoạt động vẫn có thể xảy ra, lý do lớn nhất đó là vì thuật toán của hệ thống đang phán đoán việc người lái đang kiểm soát chiếc xe nên chúng sẽ không hoạt động, không can thiệp vào hệ thống.
Gần đây ngay tại Việt Nam có những vụ tai nạn xảy ra đối với xe Volvo hay với Subaru Forester, cả hai dòng xe đều được trang bị hệ thống an toàn chủ động và có tính năng phanh khẩn cấp chủ động, có nhiều câu hỏi đặt ra là tại sao có hệ thống phanh chủ động rồi nhưng chiếc xe vẫn đâm vào vật thể không mong muốn. Bài này mình sẽ chia sẻ cách hoạt động hay thuật toán hoạt động của hệ thống này đến các bạn, hy vọng nó sẽ giải đáp được thắc mắc trên đồng thời để các bạn có thể hiểu được cách mà những hệ thống này vận hành, từ đó tránh lơ là chủ quan.

Đây chỉ là một tính năng hỗ trợ người lái

hệ_thống_phanh_khẩn_cấp_chủ_động_tinhte2.jpeg
Hệ thống an toàn chủ động hay tính năng phanh chủ động khẩn cấp chỉ là một tính năng hỗ trợ an toàn của chiếc xe, nó không phải là hệ thống an toàn thụ động như túi khí hay dây đai an toàn. Chính vì thế mà những tính năng này luôn được truyền thông hoặc nhà sản xuất nhắc tên với việc “hỗ trợ”, vận hành thực tế thì chúng cũng phát huy đúng nhiệm vụ là hỗ trợ trong những trường hợp lơ là mất tập trung của người lái, và chắc chắn chúng không được làm ra để thay thế con người.
Ngày nay rất nhiều hãng xe hoặc chiếc xe, từ phổ thông 600 triệu cho đến nhiều tiền hơn đều đang phát triển mạnh những tính năng này, bởi thực tế chúng phát huy tác dụng mạnh mẽ khi giảm thiểu được những tai nạn đáng tiếc, và chúng có thể trở thành 1 thước đo trong quyết định mua xe. Bởi nếu hệ thống này phát huy tác dụng 1 lần thôi thì có thể nó đã cứu 1 hay nhiều mạng người, hoặc 1 hay nhiều tài sản khác.

Theo một báo cáo từ nghiên cứu an toàn của hệ thống này vào năm 2019 thì riêng hệ thống phanh khẩn cấp đã giảm nguy cơ tai nạn lên đến 46% (trích dẫn nguồn), và đối với những trường hợp lùi xe ra khỏi bãi đậu xe thì nguy cơ tai nạn trong nghiên cứu được cho là giảm hơn 80%.

Nguyên lý hoạt động và không hoạt động


Hệ thống máy tính sẽ thu thập những dữ liệu : khoảng cách đo từ radar (hoặc chỉ camera với 1 số dòng xe), vật thể từ camera gắn ở phía trước, tốc độ mà xe đang vận hành và quan trọng nhất là hành vi của người cầm lái, hành vi của người lái là yếu tố mấu chốt nhất khiến cho hệ thống không hoạt động.
hệ_thống_phanh_khẩn_cấp_chủ_động_tinhte6.jpg
Hành vi của người cầm lái là yếu tố quan trọng nhất khiến hệ thống có hoạt động hay không, bởi tất cả hệ thống an toàn chủ động ngày nay hầu hết đều được lập trình để hiểu được người cầm lái có đang cầm lái và điều khiển chiếc xe hay không. Hệ thống sẽ phán đoán dựa trên hành vi của chân ga, chân phanh và vô-lăng, ở mọi tình huống hệ thống máy tính luôn ưu tiên quyền kiểm soát chiếc xe cho con người, chúng sẽ chỉ hoạt động (mà cụ thể là đang nói đến hệ thống phanh khẩn cấp) khi phán đoán chiếc xe có thể đâm vào vật thể phía trước mà người cầm lái đang không có bất kỳ một động thái nào cho thấy rằng họ đang cầm lái chiếc xe.

Video Player is loading.
Current Time 0:00
/
Duration -:-
Loaded: 0%
0:00
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x
  • Chapters
  • descriptions off, selected
  • subtitles settings, opens subtitles settings dialog
  • subtitles off, selected

This is a modal window.

The media could not be loaded, either because the server or network failed or because the format is not supported.

Beginning of dialog window. Escape will cancel and close the window.

End of dialog window.


Hiểu theo một cách đơn giản thì ở một giây phút nào đó chúng ta không tập trung lái xe, có thể là nói chuyện hoặc buồn ngủ là phổ biến, hành vi của người lái lúc này sẽ không có phản ứng nào trước vật thể ở phía trước, hệ thống máy tính tính toán đến một khoảng cách nào đó mà vẫn chưa thấy chiếc xe giảm tốc độ hoặc đánh lái thì chúng sẽ trực tiếp can thiệp vào chân phanh để giảm thiểu tối đa thiệt hại của cú va chạm, hoặc thậm chí là không va chạm.
Nếu bạn nghĩ rằng hệ thống hoạt động theo cách này thì kém hiệu quả quá nhỉ ?! thực tế không phải vậy đâu, để nó hoạt động được như vậy thì các nhà sản xuất xe hơi đã mất rất nhiều năm nâng cấp hệ thống. Quay trở lại những hệ thống an toàn chủ động cũ hơn, điển hình như với EyeSight của Subaru trước đây, hệ thống hoạt động một cách “quá đáng” khi quá nhạy bén với các tình huống, luôn phanh khẩn cấp với những tình huống mà người lái vẫn đang hoàn toàn kiểm soát chiếc xe lẫn khoảng cách, người dùng thường tắt nó đi hoặc chỉ dùng khi đi cao tốc, giao thông không phức tạp.
volvo-aeb-1001x565-(1).jpg

Để thích nghi tốt hơn với mật độ giao thông, các hệ thống phanh chủ động thế hệ mới còn cho phép cài đặt khoảng cách xa hay gần, hoặc độ nhạy bén của hệ thống. Có những chiếc xe đạt mức độ thông minh theo mình đánh giá là rất cao, vì trong suốt quá trình mình trải nghiệm chiếc xe không có một cú phanh nào vô lý, khi mình tập trung lái xe thì hệ thống hiểu được nên không can thiệp.

Mức độ hiện đại của hệ thống


Dù hơi không liên quan đến chủ đề này lắm, nhưng nói thêm về sự hiện đại mà ngày nay nhiều hãng xe đang áp dụng cho hệ thống này. Đây là việc sử dụng lực đạp phanh chính xác, nếu ở các thế hệ cũ khi có tình huống mà hệ thống tự động can thiệp phanh thì thường sẽ là một cú phanh hết lực, người ngồi sẽ giật mình (dù trước phanh có cảnh báo nhưng diễn biến có thể rất nhanh) và với dải tốc độ thấp thì nó có thể là không cần thiết. Nên hệ thống đời mới sẽ quan tâm nhiều hơn đến sự thoải mái, có thể nó còn kết hợp với các biển báo giới hạn tốc độ của đoạn đường đó để có được kết quả phán đoán chính xác nhất để tác động 1 lực phanh chính xác.
hệ_thống_phanh_khẩn_cấp_chủ_động_tinhte5.jpg
Có những hệ thống (như của BMW chẳng hạn), chúng sẽ thông minh để phán đoán rằng lực phanh của bạn đang không đủ để tránh được cú va chạm phía trước, lúc này hệ thống sẽ tác động thêm lực vào bàn đạp phanh của bạn để làm sao đưa ra kết quả cuối là giảm thiểu tối đa cú va chạm hoặc là không va chạm.

Tạm kết luận


Vì khả năng phán đoán hành vi người lái mà nhiều tình huống chiếc xe đang trao toàn bộ quyền kiểm soát cho người lái, ngay cả tình huống chuẩn bị va chạm hay cho đến lúc bị va chạm thì hệ thống cũng không hoạt động hay phát huy tác dụng. Bởi nhắc lại rằng, hệ thống được thiết kế để giảm thiểu hoặc phòng tránh tai nạn trong những lúc người lái mất tập trung, một giây phút sơ suất nào đó, bởi chúng chưa đủ thông minh để thay thế con người.
hệ_thống_phanh_khẩn_cấp_chủ_động_tinhte3.jpg

Lời khuyên:

  • Không chủ quan vào hệ thống mà lơ là việc điều khiển xe, vận hành xe bình thường có thể tạm quên sự tồn tại của nó, hãy để nó âm thầm hoạt động và bảo vệ.
  • Tuyệt đối không nên thử tính năng này khi chưa nắm thật rõ cách mà nó hoạt động, hoặc có nắm được rồi cũng không nên thử bởi hệ thống điện tử vẫn xảy ra lỗi, biết đâu lần thử là lần nó lỗi.
  • Nếu điều kiện kinh tế cho phép, vẫn cứ nên mua những chiếc xe có hệ thống an toàn chủ động, 1 đời xe nó hoạt động được 1 lần cũng là vô cùng đáng giá, bởi cả đời lái xe cẩn thận cũng có thể có 1 giây phút mất tập trung.

Nguồn: Tinhte.vn